-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
THÀNH PHẦN:
Paracetamol . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .33,3mg
Natri benzoat . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .33,3mg
Guaiphenesin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .33,3mg
Oxomemazin hydroclorid. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1,65mg
Tá dược vđ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1 gói.
(Aspartam, Bột hương dâu, Colloidal silicon dioxid, Phẩm màu Erythrosin, Lactose, Đường trắng).
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI:
Hộp 30 gói x 2,5g.
CHỈ ĐỊNH:
Điều trị triệu chứng ho khan, ho do dị ứng, ho kích ứng, đặc biệt là ho nhiều về đêm.
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG:
Trẻ em dưới 30 tháng tuổi: Uống 1 – 3 gói/ ngày, chia 2 – 3 lần
Trẻ 30 tháng tuổi đến 15 tuổi: Uống 2 – 5 gói/ ngày, chia 2 – 3 lần.
Người lớn: Uống 2 – 6 gói/ ngày, chia 2 – 3 lần.
Hòa bột thuốc với một ít nước, khuấy đều trước khi dùng.
Điều trị triệu chứng nên ngắn ngày và chỉ giới hạn vào những lúc ho.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Quá mẫn với các thành phần của thuốc.
Suy hô hấp, bí tiểu do bệnh tiền liệt tuyến hoặc các bệnh khác, vài dạng tăng nhãn áp (liên quan đến Oxomemazin).
Tiền sử mất bạch cầu hạt, suy tế bào gan (liên quan đến Paracetamol).
THẬN TRỌNG VÀ CẢNH BÁO ĐẶC BIỆT KHI SỬ DỤNG THUỐC:
– Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
– Trường hợp ho có đàm cần phải để tự nhiên vì là yếu tố cơ bản bảo vệ phổi – phế quản.
– Trước khi dùng thuốc chống ho, cần tìm nguyên nhân gây ho để có điều trị đặc hiệu.
– Nếu ho không giảm khi dùng theo liều thông thường, không nên tăng liều mà cần khám lại tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
– Đối với người lái xe và vận hành máy móc vì nguy cơ buồn ngủ.
– Không dùng chung với các thức uống có rượu hay thuốc chứa cồn.
TƯƠNG TÁC THUỐC:
Không nên phối hợp:
– Zidovudine: tăng độc tính trên máu (tăng nồng độ Zidovudine do ức chế sự liên hợp Glucuronic).
– Levodopa: do tính đối kháng tương tranh giữa Levodopa và các thuốc an thần kinh khác.
– Rượu: Rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc an thần kinh, làm giảm sự tập trung do đó có thể gây nguy hiểm cho người lái xe cũng như đang vận hành máy móc. Tránh uống rượu cũng như các thuốc có chứa rượu.
– Guanethidin và các chất cùng họ: ức chế tác dụng hạ huyết áp của Guanethidin (ức chế Guanethidin vào các sợi giao cảm là nơi nơi thuốc phát huy tác dụng.
– Thận trọng khi phối hợp: Muối, oxyd và hydroxyd của Mg, Al và Ca (các thuốc băng dạ dày – ruột): giảm hấp thu đường tiêu hóa của thuốc an thần kinh nhóm Phenothiazin. Nếu được, nên dùng các thuốc này cách xa nhau ít nhất là 2 giờ.
– Cũng cần lưu ý khi phối hợp với các thuốc hạ huyết áp (tăng tác dụng hạ huyết áp); Atropin và các chất có tác động atropinic (làm tăng tác dụng ngoại ý như bí tiểu, táo bón, khô miệng); Các dẫn xuất của morphin có tác dụng giảm đau và chống ho, đa số các thuốc kháng histamin H1, barbiturat, benzodiazepin, clonidin và các thuốc cùng họ (tăng trầm cảm có thể gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với người lái xe và vận hành máy móc).
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
Thời kỳ mang thai: Mặc dù không có tác dụng gây quái thai nào được ghi nhận ở thú vật cũng như ở người, tính vô hại của thuốc chưa được xác nhận ở phụ nữ mang thai
Thời kỳ cho con bú: Với hàm lượng chứa trong thuốc gói thì Oxomemazin không được tìm thấy trong sữa mẹ.
TÁC DỤNG CỦA THUỐC KHI LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC: Lưu ý người lái xe và người vận hành máy móc về nguy cơ bị buồn ngủ.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
Ngủ gật ban ngày.
Tác dụng kiểu Atropin: tăng độ quánh chất tiết phế quản, khô miệng, rối loạn điều tiết, táo bón, bí tiểu.
Hiếm khi gặp các rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.
Chóng mặt, mất phối hợp chức năng vận động, run rẩy, ảo giác.
Phản ứng dị ứng: sẩn đỏ, mề đay, phù Quincke.
Suy giảm nặng bạch cầu trong máu, suy giảm bất thường tiểu cầu.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
CÁC ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC
Oxomemazin: kháng histamin chống ho do tác động lên thụ thể H1 ở trung ương và ngoại biên, tác dụng an thần Atropinic.
Guaiphenesin: kích thích các tuyến bài tiết ở mặt trong khí quản làm tăng tiết chất dịch. Kết quả là làm tăng thể tích và làm giảm độ nhày của chất tiết khí quản.
Natri benzoat: kích thích sự bài tiết ở phế quản.
Paracetamol: có tác dụng giảm đau – hạ sốt do nó ức chế sự tổng hợp Prostaglandin. Với liều điều trị, Paracetamol ít tác động lên hệ tim mạch và hô hấp, không tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.
CÁC ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
– Oxomemazin: Cũng giống như hầu hết các thuốc kháng histamin H1 khác, Oxomemazin được hấp thu dễ dàng bằng đường uống và được chuyển hóa chủ yếu bởi enzym microsom gan.
– Guaiphenesin: hấp thu qua đường dạ dày – ruột. Sau đó được chuyển hoá và bài tiết trong nước tiểu.
– Natri benzoat: hấp thu qua đường dạ dày – ruột và liên kết với glycine trong gan để tạo ra acid hippuric, acid hippuric này nhanh chóng được đào thải qua đường nước tiểu.
– Paracetamol: hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Paracetamol phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô cơ thể. Khoảng 25% Paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương. Sau liều điều trị, có thể tìm thấy 90 – 100% thuốc trong nước tiểu trong ngày thứ nhất, chủ yếu sau khi liên hợp trong gan với acid glucuronic (khoảng 60%), acid sulfuric (khoảng 35%) hoặc cystein (khoảng 3%).
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Liên quan đến Oxomemazin:
– Dấu hiệu ở trẻ em: các dấu hiệu thường gặp nhất là hưng phấn với kích động, ảo giác, mất điều hòa, không phối hợp được động tác, múa vờn và co giật. Các dấu hiệu cuối chỉ xảy ra từng hồi, run rẩy với động tác múa vờn có thể là các dấu hiệu tiền triệu. Đồng tử cố định và giãn ra, da mặt đỏ bừng và sốt cao là các dấu hiệu thường xảy ra khi ngộ độc Atropin. Sau cùng có thể gây hôn mê nặng với trụy tim mạch, tử vong có thể xảy ra trong 2 đến 98 giờ.
– Dấu hiệu ở người lớn: các dấu hiệu xảy ra khác hơn: trầm cảm và hôn mê có thể xảy ra trước giai đoạn kích động và co giật. Hiếm khi xảy ra sốt và đỏ bừng ở mặt như ở trẻ em.
Liên quan đến Paracetamol:
– Ngộ độc liều cao Paracetamol có thể gây tiêu giải tế bào gan, dẫn đến hoại tử hoàn toàn và không hồi phục.
Xử trí: Trong trường hợp quá liều hoặc vô tình ngộ độc thuốc, phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện và báo ngay cho bác sĩ thông tin về quá liều Agituss để xử trí kịp thời.
ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
NẾU CẦN THÊM THÔNG TIN XIN HỎI Ý KIẾN CỦA BÁC SỸ
Bảo quản: Nhiệt độ dưới 300C, tránh ẩm và ánh sáng
Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.